Bệnh Suyễn Ở Trẻ Nhỏ

Tỷ lệ hen suyễn ở trẻ nhỏ ngày càng ra tăng. Những triệu chứng hen suyễn xuất hiện ở trẻ khi đường dẫn khí tiếp xúc với các chất kích ứng, sau đó phản ứng dị ứng khiến cho chúng sưng lên, co thắt và tiết dư thừa chất nhầy.

Hen suyễn là gì?

Suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Là một bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em.

Đây là một tình trạng viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường hô hấp sẽ bị co thắt, phù nề, tiết đầy chất nhầy. Đưa đến tình trạng tắc nghẽn đường thở khiến bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

đường thở của trẻ bị hen suyễn

Các yếu tốt kích thích cơn suyễn bộc phát là:

  • Các chất gây dị ứng: phấn hoa, lông thú, thức ăn, bụi nhà, thuốc men
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: là yếu tố rất quan trọng ở trẻ em
  • Khói thuốc lá
  • Gắng sức, lo lắng

Cũng cần nên biết là suyễn hoàn toàn không phải là bệnh lây lan.  Đây là điều mà nhiều người trước đây rất e ngại.

Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ nhỏ

  • Cần nghi là suyễn khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau
  • Trẻ có tiền sử:

Ho: tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay nặng hơn về ban đêm

Khò khè, cơn khó thở tái phát

Khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát kể trên

Việc chuẩn đoán suyễn thường dễ dàng nhất là khi trẻ đang có cơn suyễn. Khi đó trẻ có biểu hiện:

  • Ho
  • Khò khè
  • Khó thở: thở ra khó khăn, kéo dài, với hiện tượng thở nhanh hay rút lõm ngực (nghĩa là lồng ngực của trẻ bị rút lõm khi trẻ hít vào)

Riêng với trẻ còn bú, nếu như trước đây việc chẩn đoán suyễn có nhiều khó khăn, thì hiện nay theo Tổ chức Y tế thế giới, người ta xem là trẻ <2 tuổi bị suyễn khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần. Ngay cả khi không có ai trong gia đình có tiền sử suyễn, dị ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế là có sự nhầm lẫn giữa khò khè và triệu chứng nghẹt mũi, nhất là trẻ <3 tháng. Ở lứa tuổi này, do trẻ  thở chủ yếu bằng mũi, lỗ mũi của trẻ thường còn nhỏ, thở khụt khà khụt khịt mà không phải là khò khè. Vì vậy trong trường hợp này các bà mẹ cần cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng đánh giá đúng mức và chẩn đoán chính xác.

Việc tiến hành thăm dò chức năng hô hấp và vô cùng hữu ích ở người lớn và trẻ lớn giúp phát hiện không ít các trường hợp gọi là “suyễn giấu mặt”.  Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ là suyễn thì cần thiết phải được đưa đi khám chuyên khoa.

Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị hen suyễn

Cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen suyễn

  • Không để thú vật (chó, mèo…) trong nhà
  • Không hút thuốc là trong nhà và ở nơi gần trẻ
  • Không để những chất nặng mùi trong nhà. Tránh các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Tránh nhang khói.
  • Duy trì không khí sạch và trong lành: Mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói bêp hoặc trong phòng có mùi khó chịu. Đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe, khói nhà máy, bụi phấn hoa
  • Chỗ ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngắn nắp, gọn gàng. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, rồi phơi khô ngoài nắng. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ
  • Vấn đề ăn uống: ngoài những loại thức ăn mà trẻ bị dị ứng, các nhà chuyên môn cũng thường khuyên tránh bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng.

Cần biết cách xử trí đúng khi trẻ có cơn hen suyễn khởi phát:

  • Cần biết khi nào đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay

Thuốc cắt cơn không có tác dụng hay chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh sườn và cổ khi thở. Cánh mũi phập phồng. Và nhất là tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

Hen suyễn ở trẻ nhỏ phòng ngừa như thế nào?

Nhằm mục đích giúp cho trẻ giảm hoặc không còn cơn hen suyễn để trẻ có thể sinh hoạt, vui chơi bình thường:

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn có 2 biện pháp: Biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc

Biện pháp không dùng thuốc: là những biện pháp chăm sóc chung như chúng ta đã nói ở trên

Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ cần sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài:

  • Khi trong một tuần: trẻ có từ 1 cơn hen suyễn trở lên
  • Khi trong một tháng: trên 2 lần trẻ bị thức giấc vì cơn hen suyễn trong đêm
  • Khi trẻ phải dùng thuốc để cắt cơn hen suyễn mỗi ngày

Trong trường hợp này nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc phòng ngừa

Đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn ! Hotline : 0976.188.795 - 0932.213.269




Từ khóa:  

Bình luận