Dấu hiệu nhận biết một số bệnh ở trẻ nhỏ
Những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Các bậc cha mẹ nên trang bị những kiến thức để phòng tránh và chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết sớm của một số bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải:
Bệnh sởi và dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch.
Virus sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt dịch mũi – họng bắn ra khi nói, cười. Nếu trẻ lành hít phải, virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2 mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là viêm não sau sởi.
Các dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi
Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, sốt liên tục là dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi dễ nhận biết nhất. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kể mạc, gỉ mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.
Có những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất Dấu hiệu này mất nhanh trong 12-8 giờ.
Sau khi sốt 3-4 ngày, trẻ bị phát ban.
Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban đầu màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành.
Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi by để lại vêt thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt mỏi. Thường thì 3-4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước sẽ bay trước và để lạ vết thâm trên da. Khoảng 1 tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại ức dàn và hết sốt.
Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mày đay, ngứa).
Những biến chứng có thể gặp phải là viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng.
Quai bị
Triệu chứng:
Sốt, nhức đầu, sưng tuyến mang tai một hoặc cả hai bên, đau nhức khi nhai
Biến chứng: Viêm tinh hoàn với xác suất 1/5 nếu bệnh xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh về sau nhưng với một tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra bệnh còn có thể gây viêm màng não, viêm tụy và gây chứng điếc vĩnh viễn
Chăm sóc trẻ bị quai bị
- Nếu trẻ sốt hoặc đau nhiều có thể cho dùng thuốc hạ sốt giảm đau
- Cho ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
- Nằm nghỉ ngơi
Rubella
Triệu chứng: Sốt nhẹ, phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới, có thể kèm theo sưng hạch, đau khớp
Biến chứng
Trẻ nhiễm rubella thường có triệu chứng nhẹ và tự khỏi bệnh, ít khi xảy ra biến chứng.
Nhưng đối với phụ nữ khi mang thai bị bệnh rubella, đứa trẻ sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như: điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh hoặc kém phát triển
Chăm sóc trẻ mắc bệnh rubella
- Cho dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt
- Nâng sức đề kháng: Ăn uống hợp lý, dùng thêm nước trái cây như nước cam, nước chanh.
- Giữ gìn vệ cho trẻ
Những biện pháp phòng ngừa bệnh
Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng. Chúng ta cần vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng, sạch sẽ, cách ly trẻ lành với người bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Cung cấp cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tăng cường các hoạt động thể lực. Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả là sử dụng vacxin để tiêm ngừa cho trẻ
Thủy Đậu Ở Trẻ
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do siêu vi varicella zoster, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi một số người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vô số vi rút sẽ được “bắn” vào không khí. Nếu chẳng may hít phải, trẻ có khả năng bị mắc bệnh.
Bệnh có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu
Dấu hiệu chính của bệnh là những bóng nước lớn nổi trên mặt da và niêm mạc. Người bệnh thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác từ khoảng 5 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện bóng nước đầu tiên
Triệu chứng
- Trẻ sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu
- Nổi hồng ban có kích thước vài mm, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong 24h thì hóa đục
- Bóng nước gây ngứa dữ dội
- Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân
- Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục
- Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài
Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường diễn tiến nhẹ nhưng một số ít trường hợp bệnh có thể gây ra những hậu quả như:
- Để lại những sẹo rỗ trên da
- Viêm mô tế bào do nhiễm thêm vi trùng
- Viêm phổi
- Viêm não
Chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu tại nhà ra sao?
- Cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát
- Dùng thuốc hạ sốt nhưng lưu ý tuyệt đối không dùng aspirine
- Cho trẻ ngâm trong bồn nước ấm 1-3 lần mỗi ngày, lau nhẹ người bằng vải mềm, chú ý không làm vỡ bóng nước
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ không được gãi, trẻ nhỏ nên được đeo găng tay để không tự làm vỡ bóng nước
- Cách ly trẻ bệnh khoảng 5-7 ngày để tránh lây lan
Làm sao để phòng ngừa bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vacxin cho trẻ. Đối tượng có thể tiêm ngừa bệnh thủy đậu là trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Sau khi tiêm vacxin, trẻ sẽ đạt được miễn dịch suốt đời.
Bệnh tay – chân – miệng ở trẻ
Bệnh chân – tay – miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Đặc trưng bởi sang thương phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt. Bệnh có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não, viêm màng não, liệt, là nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng não.
Triệu chứng lâm sàng quan trọng: bóng nước ở các vị trí tay, chân, miệng
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Trong 1-2 ngày bệnh sẽ phát ban là những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường. Sau đó trở thành bóng nước.
Ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4-8mm, thường ở phía trong miệng(61%), ở trên lưỡi (44%), tị vòm miệng (36%) hoặc ở lợi răng (15%) làm trẻ nuốt đau.
Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay (52%), lòng bàn chân (31%), cẳng chân (13%), hoặc ở cánh tay (10%). Trẻ sơ sinh có thể có ban dạng sẩn vùng mông (31%), nơi quấn tã lót.
Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, bệnh có thể kèm theo đau họng(76,2%) hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, nôn ói, tiêu chảy. Ở một số ít trường hợp trong giai đoạn diễn tiến, siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật. Trẻ có thể tử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị vẫn còn những rối loạn tâm thần kéo dài.
Xem thêm : PQA Tăng Sức Đề Kháng